1. THÔNG ĐIỆP CUỘC THI
Năm 2023 này, Quỹ Đinh Thiện Lý mong muốn đưa các bạn khuyết tật trở thành một phần của câu chuyện. Đây là phần đặc biệt đổi mới so với cuộc thi năm ngoái. Nhằm cổ động mọi người mở rộng sự cảm thông và có một cái nhìn sâu sắc hơn về trẻ khuyết tật, Quỹ Đinh Thiện Lý khuyến khích các thí sinh hãy sáng tạo câu chuyện với sự góp mặt của 1 trong 4 nhân vật khuyết tật (với 4 loại hình khuyết tật khác nhau) được Quỹ cung cấp, đưa những hình ảnh thân thương đó trở thành một phần trong câu chuyện của các bạn.
Thông qua cuộc thi, trẻ khuyết tật sẽ nhận được sự quan tâm nhiều hơn từ cộng đồng, những “mảnh ghép khuyết” cũng sẽ là những màu sắc mới tô điểm thêm cho các tác phẩm, mang đến cho tất cả chúng ta những góc nhìn thật mới và muôn màu muôn vẻ.
2. YÊU CẦU
Các tác giả sáng tác nội dung câu chuyện phù hợp cho trẻ em dưới 10 tuổi (bao gồm chữ và hình minh họa màu) với đề tài tự chọn (gợi ý: bài học cuộc sống, tình cảm gia đình, bạn bè, chủ đề về học tập, phiêu lưu khám phá…)
Các tác giả chọn 1 trong 4 nhân vật khuyết tật được liệt kê và minh họa dưới đây:
Khuyết tật nhìn
(khiếm thị)
Khuyết tật vận động
Khuyết tật nghe
(khiếm thính) và nói
Khuyết tật trí tuệ
BTC chỉ cung cấp hình ảnh minh họa, các tác giả tự do vẽ lại nhân vật để phù hợp với bối cảnh câu chuyện dự thi của mình. Các tác giả có thể sử dụng nhiều nhân vật khuyết tật hơn nếu muốn. Chúng mình khuyến khích các bạn sử dụng nhân vật khuyết tật là con người nhưng không bắt buộc, bởi các bạn có thể nhân cách hóa các con vật thành con người để phù hợp với lứa tuổi thiếu nhi và thỏa sức sáng tạo của mình. Dù là với hình dáng con người hay con vật thì về phần mình họa các bạn ấy vẫn sẽ có những đặc điểm của những loại hình khuyết tật mà Quỹ cung cấp.
Để giúp các tác giả hiểu rõ hơn về 4 loại hình thức khuyết tật trên, quỹ Đinh Thiện Lý cung cấp thêm những thông tin về định nghĩa, dấu hiệu tại đây. Các tác giả tham khảo để làm bài thi được tốt hơn.
Lưu ý: Nhân vật khuyết tật không nhất thiết là nhân vật chính của câu chuyện.
Tác phẩm sách tranh phải có số lượng trang tối thiểu là 10 trang giấy A4 (đã bao gồm 1 trang bìa) được trình bày theo khổ ngang (để thuận tiện hơn cho việc chuyển thể thành định dạng kỹ thuật số sau này). Các tác phẩm có thể được vẽ tay hoặc vẽ máy. Tác phẩm vẽ tay được scan và vẽ máy có độ phân giải tối thiểu 300 dpi.
2. ĐỐI TƯỢNG THAM GIA
Học sinh
Nhóm 1
Sinh viên
Nhóm 2
Độ tuổi khác
Nhóm 3
Tác giả trong mỗi nhóm trên có thể tham gia với tư cách cá nhân hoặc tập thể (mỗi tập thể không vượt quá 3 thành viên và phải cùng chung độ tuổi)
Lưu ý:
Trong trường hợp số lượng tác giả cá nhân/tập thể trong một nhóm quá ít (số lượng tác phẩm dự thi ít hơn 10), ban giám khảo sẽ không có đủ cơ sở để chấm điểm và dẫn đến việc thiếu công bằng với các nhóm khác.
Vì lí do đó, các tác giả cá nhân/tập thể trong nhóm này sẽ không thể tranh giải bình chọn từ ban giám khảo, nhưng vẫn sẽ tiếp tục được tham gia cuộc thi, nhận được quyền lợi như những nhóm khác, và vẫn có thể tranh giải bình chọn của khán giả
1. GIẢI BÌNH CHỌN TỪ BAN GIÁM KHẢO
Nhóm 1
Top 3 sẽ nhận được 5,000,000 VNĐ
Nhóm 2
Giải nhất
10,000,000 VNĐ
Giải nhì
5,000,000 VNĐ
Giải ba
3,000,000 VNĐ
Nhóm 3
Giải nhất
10,000,000 VNĐ
Giải nhì
5,000,000 VNĐ
Giải ba
3,000,000 VNĐ
2. GIẢI BÌNH CHỌN TỪ KHÁN GIẢ
Giải nhất
3,000,000 VNĐ
Giải nhì
2,000,000 VNĐ
Giải ba
1,000,000 VNĐ
Quyền lợi của người tham gia
Tất cả các tác giả tham gia cuộc thi sẽ đều nhận được những quyền lợi sau:
Tham gia 2 buổi hội thảo chia sẻ kiến thức từ các diễn giả có chuyên môn cao
Giấy chứng nhận
tham gia cuộc thi
và thư cảm ơn từ Quỹ Đinh Thiện Lý (tác phẩm đã hoàn thiện)
Tác phẩm (nếu phù hợp) sẽ được trưng bày tại Sự kiện Triển lãm của Quỹ Đinh Thiện Lý
Tác giả
PHẠM THỊ HOÀI ANH
Tác giả cuốn sách "Trái tim của mẹ", "Mỗi ngày 15 phút yêu con", giải sách tranh dành cho các tác giả Đông Nam Á, giải nhất cuộc thi Samsung Kidtime năm 2015
Họa sĩ
X.LAN
Họa sĩ chuyên nghiệp, giải nhất cuộc thi truyện tranh và phim hoạt hình “Bình đẳng giới”
Giảng viên, phóng viên
HUỲNH TỊNH HOÀI NHÂN
Phóng viên thời sự các lĩnh vực Xã hội, Giáo dục, Làm cha mẹ, Truyện ngắn, Phát triển cộng đồng...
-
Nội dung câu chuyện có nhân vật khuyết tật mà BTC cung cấp
-
Kỹ năng kể chuyện bao gồm các yếu tố: ngôn ngữ kể chuyện mạch lạc, dễ hiểu, ngôn ngữ giàu hình ảnh, hấp dẫn
-
Kỹ thuật sáng tác sách tranh thiếu nhi bao gồm các yếu tố: sự phù hợp với trẻ em có mức độ nhận thức dưới 10 tuổi, tính sáng tạo trong xây dựng tính cách nhân vật, xây dựng cốt truyện
Về mặt nội dung
Về mặt mỹ thuật
-
Hình minh họa có nhân vật khuyết tật do BTC cung cấp
-
Kỹ năng vẽ bao gồm các yếu tố: màu sắc tươi sáng, bố cục hài hòa, tạo hình nhân vật phù hợp
-
Kỹ thuật minh họa sách tranh thiếu nhi bao gồm các yếu tố: sự phù hợp với trẻ em dưới 10 tuổi, tính kể chuyện của bức tranh minh họa, tính thống nhất và mức độ hoàn thiện của tác phẩm
Về mặt ý nghĩa
-
Câu chuyện có bao hàm một bài học hoặc một thông điệp có ý nghĩa
-
Trẻ em có mức độ nhận thức dưới 10 tuổi có thể hiểu được bài học hoặc thông điệp đó
-
Mức độ sáng tạo, mới mẻ của bài học hoặc thông điệp
-
Bài học hoặc thông điệp có liên quan tới trẻ khuyết tật
Bên cạnh Giải bình chọn từ Giám khảo, các tác giả có thể tham dự thêm Giải bình chọn từ Khán giả. Số lượt bình luận hợp lệ từ khán giả mà tác giả nhận được sẽ được quy đổi thành số điểm. BTC sẽ thống kê số lượt bình luận để tính điểm cho các bạn.
Phần 1: Dành cho thí sinh
Các bước để tham gia giải Bình chọn từ Khán giả:
-
Ngay sau khi hoàn thành bài thi, bạn nộp bài tại mục Đăng ký dự thi để BTC đăng tải lên trang đích.
-
Bạn vào mục Bài dự thi 2023 để truy cập vào bài dự thi của mình.
-
Tại bài dự thi của mình, bạn bấm vào nút Share ở bên dưới, bài thi sẽ được chia sẻ từ trang đích lên trang Facebook cá nhân của bạn.
-
BTC đồng thời sẽ hỗ trợ chia sẻ bài thi của các bạn lên trang Fanpage của Quỹ Đinh Thiện Lý để giới thiệu tác phẩm đến với nhiều khán giả hơn.
-
Số lượt bình luận hợp lệ chính là số điểm mà thí sinh nhận được tại bài dự thi của mình trên trang đích của cuộc thi.
Bài tham dự hợp lệ cho giải Bình chọn từ khán giả được tính như sau:
-
Bài share trên trang Facebook cá nhân của bạn phải được đặt ở chế độ công khai (bắt buộc).
-
Bạn viết đôi dòng giới thiệu về cuộc thi và bài dự thi của mình, đính kèm các hashtag: #vecanhthienthan #sangtacsachtranh #trekhuyettat
Phần 2: Dành cho khán giả bình chọn
Các bước để bình chọn cho tác phẩm bạn yêu thích:
-
Bạn vào mục Bài dự thi 2023 để xem bài thi của thí sinh
-
Dưới mỗi bài thi của thí sinh sẽ có phần để bình luận
-
Bạn cần đăng nhập vào tài khoản Facebook của bạn để có thể gửi bình luận tới thí sinh
Bình luận hợp lệ được tính như sau:
-
Bình luận hợp lệ phải là một đoạn ngắn khán giả chia sẻ lý do tại sao yêu thích tác phẩm (tối thiểu 2 câu văn).
-
Bình luận phải được thực hiện từ một tài khoản Facebook xác thực (có hoạt động và có tương tác với bạn bè).
-
Một tài khoản với một bình luận hợp lệ được tính là một điểm. Tài khoản đó bình luận nhiều hơn vẫn tính là một điểm.
-
Những trường hợp bình luận không được quy đổi thành điểm: bình luận trả lời các bình luận trước, bình luận với nội dung không phù hợp/liên quan, bình luận bằng sticker/icon/hình ảnh, bình luận không đủ hai câu văn
-
Một thí sinh có thể vừa tham gia dưới hình thức nhóm vừa hình thức cá nhân không?Mỗi bạn thí sinh đều có thể đồng thời tham gia cuộc thi với tư cách nhóm và cá nhân. Đối tượng tham gia cuộc thi của chúng mình rất đa dạng trải dài từ học sinh đến người đi làm bạn nha
-
Độ tuổi của các thành viên trong 1 group?Các thí sinh của một nhóm không nhất thiết phải bằng tuổi nhau nhưng phải cùng chung độ tuổi và thuộc các nhóm: học sinh từ cấp 1 tới cấp 3, sinh viên, người đi làm
-
Form đăng kí và form nộp bài là chung 1 form phải không?Form đăng kí và form nộp bài là chung 1 form. Bạn có thể điền thông tin cá nhân của mình vào form trước rồi quay lại đính kèm link drive chứa tác phẩm của mình trước hạn nộp 08/10/2023 nha. Chúng mình khuyến khích các bạn hoàn thành và nộp bài dự thi sớm để có thể tham gia phần thi bình chọn sớm nhé.
-
Cuộc thi có giới hạn về số lượng trang vẽ không?Tác phẩm sách tranh dự thi phải có độ dài tối thiểu là 10 trang đơn bao gồm cả trang bìa
-
Sách tranh dự thi phải có kích thước là bao nhiêu? Tối thiểu là bao nhiêu pixel?Tác phẩm dự thi phải được trình bày theo khổ ngang A4, tác phẩm vẽ tay sẽ được scan lên máy, bản scan lẫn tác phẩm vẽ máy có độ phân giải tối thiểu là 300 dpi
-
Cốt truyện phải do thí sinh tự nghĩ ra đúng không?Cốt truyện của tác phẩm dự thi phải là ý tưởng riêng của bạn tác giả nhé
-
Màu sắc trong truyện minh hoạ nên mang tông màu như thế nào?Tác phẩm dự thi cần có màu sắc tươi sáng, và phù hợp với trẻ em dưới 10 tuổi bạn nhé. Buổi Workshop “Từ lời đến tranh” của chúng mình đã cung cấp khá chi tiết về lựa chọn màu sắc, để chúng mình nhắc lại cho bạn nha ^^ Lứa tuổi trẻ từ 0-1 thường chỉ có thể nhận biết và thu hút bởi màu nguyên sắc (xanh dương, đỏ, vàng) Lứa tuổi trẻ từ 1-3 có thể nhìn được những màu bậc 2, màu pha Lứa tuổi từ 3-6 có thể thu hút bởi màu sắc đa dạng hơn Lứa tuổi 6-12 trẻ có thể phân biệt những màu có sắc độ tối và đậm hơn
-
Truyện cho trẻ em khuyết tật khác những gì so với trẻ em bình thường?Những trẻ em khuyết tật cũng như trẻ em bình thường, đều thích thú với những nội dung về chủ đề gia đình, tình bạn, đặc biệt các em sẽ rất thích khi có thể thấy bản thân mình trong cuốn sách tranh vì thế chúng mình kêu gọi các bạn thí sinh kể câu chuyện với sự góp mặt của nhân vật khuyết tật. Xét về nội dung, truyện cho trẻ em khuyết tật không quá khác với truyện dành cho trẻ em bình thường, chỉ khác ở chỗ những cuốn sách tranh này sẽ được chuyển thể thành những định dạng để phù hợp với nhu cầu đặc biệt của các bé khuyết tật khi đọc và học tập. Chúng mình mong muốn thu về những tác phẩm sách tranh phù hợp với trẻ em dưới 10 tuổi. Sau đó chúng mình sẽ chèn thêm những yếu tố như thuyết minh và ngôn ngữ kí hiệu giúp các em khuyết tật có thể đọc những quyển sách tranh này với trường hợp đặc biệt của mình
-
Nhân vật khuyết tật trong tác phẩm là bắt buộc phải vẽ y chang như trên trang thông tin cuộc thi?Trên trang landing page, Quỹ cung cấp cho các bạn hình vẽ minh họa cho 4 loại hình khuyết tật, đó là 4 bạn nhỏ với 4 loại hình khuyết tật khác nhau. Bạn hoàn toàn có thể vẽ lại với phong cách minh họa khác để phù hợp với bài dự thi của mình. Bạn lưu ý về việc minh họa đúng hình thức khuyết tật. Ví dụ như đối với khuyết tật nghe, bạn có thể vẽ nhân vật đang đeo trên tai mình máy trợ thính với khuyết tật trí tuệ cụ thể là hội chứng Down, bạn có thể mô phỏng bạn ấy với những đặc điểm dễ thấy như đầu nhỏ hơn thân mình, mắt bạn ấy nhỏ hơn bình thường, phần cổ rất ngắn....
-
Nhân vật khuyết tật trong tác phẩm có bắt buộc là nhân vật con người không?Chúng mình khuyến khích các bạn sử dụng nhân vật trẻ khuyết tật là con người nhưng không bắt buộc, bởi các bạn có thể nhân cách hóa các các con vật thành con người để phù hợp với lứa tuổi thiếu nhi và thỏa sức sáng tạo của mình. Dù là với hình dáng con người hay con vật thì về phần mình họa các bạn ấy vẫn sẽ có những đặc điểm của những loại hình khuyết tật mà Quỹ cung cấp.