Khuyết tật vận động là tình trạng giảm hoặc mất chức năng cử động đầu, cổ, chân, tay, thân mình dẫn đến hạn chế trong vận động và di chuyển
(Khoản 1 Điều 2 Nghị định 28/2012/NĐ-CP)
-
mềm nhẽo hoặc cơ cứng toàn thân
-
thiếu tay hoặc không cử động được tay
-
thiếu chân hoặc không cử động được chân
-
yếu, liệt, teo cơ, hạn chế vận động, dị dạng, biến dạng, cong, vẹo ở tay, chân, lưng, cổ, gù cột sống lưng
-
có kết luận của cơ sở y tế cấp tỉnh trở lên về suy giảm chức năng vận động
Gặp khó khăn trong sinh hoạt cá nhân, vui chơi, học tập và lao động.
Cần được sự hỗ trợ về phương tiện đi lại (xe lăn, gậy chống...) đặc biệt là không gian cần thiết, thuận tiện, phù hợp để di chuyển.
“Khuyết tật nghe, nói là tình trạng giảm hoặc mất chức năng nghe, nói hoặc cả nghe và nói, phát âm thành tiếng và câu rõ ràng dẫn đến hạn chế trong giao tiếp, trao đổi thông tin bằng lời nói.”
(Khoản 2, Điều 2 Nghị định 28/2012/NĐ-CP)
-
không phát ra âm thanh, lời nói
-
phát ra âm thanh, lời nói nhưng không rõ tiếng, rõ câu
-
không nghe được
-
khiếm khuyết hoặc dị dạng cơ quan phát âm ảnh hưởng đến việc phát âm
-
khiếm khuyết hoặc dị dạng vành tai hoặc ống tai ngoài ảnh hưởng đến nghe
-
có kết luận của cơ sở y tế cấp tỉnh trở lên về suy giảm chức năng nghe, nói
Gặp khó khăn đáng kể về nói và nghe, dẫn đến hạn chế về đọc, viết, từ đó dẫn đến những hạn chế trong sinh hoạt, làm việc, học tập, hoà nhập cộng đồng
Cần dùng phương tiện trợ giúp (máy trợ thính), ngôn ngữ kí hiệu trong giao tiếp tổng hợp
-
mù một hoặc hai mắt;
-
thiếu một hoặc hai mắt; khó khăn khi nhìn hoặc không nhìn thấy các đồ vật; khó khăn khi phân biệt màu sắc;
-
rung, giật nhãn thị, đục nhân mắt hoặc sẹo loét giác mạc;
-
bị dị tật, biến dạng ở vùng mắt;
-
có kết luận của cơ sở y tế cấp tỉnh trở lên về suy giảm chức năng nhìn.
“Khuyết tật nhìn là tình trạng giảm hoặc mất khả năng nhìn và cảm nhận ánh sáng, màu sắc, hình ảnh, sự vật trong điều kiện ánh sáng và môi trường bình thường.”
(Khoản 3, Điều 2 Nghị định 28/2012/NĐ-CP)
Đây là những người có tật về mắt làm cho họ không nhìn thấy hoặc nhìn không rõ ràng.
Đối với người khiếm thị thì công cụ hỗ trợ di chuyển là chiếc gậy trắng hoặc có thể là gậy thông thường, chữ nổi Braille, các dụng cụ hỗ trợ thông minh, lối đi thuận tiện và dễ nhận biết,..
Đây là những người có tật về mắt làm cho họ không nhìn thấy hoặc nhìn không rõ ràng.
Đối với người khiếm thị thì công cụ hỗ trợ di chuyển là chiếc gậy trắng hoặc có thể là gậy thông thường, chữ nổi Braille, các dụng cụ hỗ trợ thông minh, lối đi thuận tiện và dễ nhận biết,..
Khuyết tật trí tuệ là tình trạng giảm hoặc mất khả năng nhận thức, tư duy biểu hiện bằng việc chậm hoặc không thể suy nghĩ, phân tích về sự vật, hiện tượng, giải quyết sự việc.
(căn cứ khoản 5 Điều 2 Nghị định 28/2012/NĐ-CP)
-
Khó khăn trong việc nhận biết người thân trong gia đình hoặc khó khăn trong giao tiếp với những người xung quanh so với người cùng lứa tuổi
-
Chậm chạp, ngờ nghệch hoặc không thể làm được một việc đơn giản (so với tuổi) dù đã được hướng dẫn
-
Khó khăn trong việc đọc, viết, tính toán và kỹ năng học tập khác so với người cùng tuổi do chậm phát triển trí tuệ
-
Hoặc có kết luận cơ sở y tế cấp tỉnh trở lên về chậm phát triển trí tuệ
Gặp khó khăn về trí nhớ cả ngắn hạn và dài hạn, khó khăn trong việc ghi nhớ những gì mang tính trừu tượng hay có quan hệ logic, dễ quên những gì gần gũi với cuộc sống và không gắn với nhu cầu của bản thân.
Khó khăn khi phải tập trung và duy trì sự chú ý vào công việc nào đó, đặc biệt là chú ý đến lời nói.
Do duy trì chú ý kém nên việc tiếp nhận thông tin và xử lý thông tin của họ thường gặp khó khăn.
Họ đa phần yếu kém về kỹ năng xã hội, thậm chí không có nhu cầu giao tiếp và thường quá hiếu động hay quá ù lì.